top of page
_DSC0308.JPG

GI/R/DÁN 

| Q__U___Ế__T|D-Á-N|GIẬT! | THAORS | @thaors

<10.2019>

Installation (Resin Blocks, Used Wax Strips)/3-Channel Video

.

“Mỗi năm vào mùa hè, tôi đều giúp Tr. làm một việc: Waxing."

.

Tiêu đề khá đơn giản, nhằm để mô tả hành động lặp đi lặp lại của việc waxing.

.

Stereotype về phái nữ từ xưa đến nay chẳng bao giờ chấp nhận người phụ nữ nào có lông cơ thể dày và rõ ràng cả, chính sự chọn lọc tự nhiên đã quy định phái nam thường có lông cơ thể dày và rậm hơn phái nữ. Việc phụ nữ có lông cơ thể dày hơn “bình thường” là một trong những việc thiếu “nữ tính” nhất trong muôn vàn những tiêu chuẩn được đặt ra cho họ.

.

“Cả Tr. cả tôi hay cả những người phụ nữ khác nữa đều từng bị body-shaming vì mang giới tính nữ mà chẳng “nữ tính” theo tiêu chuẩn được cho là “chuẩn mực”.”

.

“Về waxing, bản thân tôi chẳng quan tâm đến việc đó, cũng vì nó chẳng gây khó chịu cho tôi, theo như Tr. bảo tôi may mắn hơn nó vì lông của tôi nhạt màu và tơ nhìn cũng chẳng rõ lắm. Tôi cũng không còn bận tâm đến mấy cái tiêu chuẩn “chuẩn mực” đấy nữa. Nhưng đối với Tr., lông cơ thể như một thứ xấu xí đeo bám nó. Tôi đồng ý waxing của nó chỉ bởi vì việc đấy khiến nó tự tin hơn, một thứ mà nó đánh mất từ rất lâu. Waxing rất đau đớn, lông cơ thể là một phần của cơ thể, làm sao mà không cảm thấy đau đớn khi đột ngột lột nó khỏi nơi nó thuộc về, cho dù thế Tr. vẫn nhất quyết làm, vì nó đáng với sự đau đớn đấy. Việc waxing với Tr. là sự trút bỏ thứ hữu hình, dù chỉ tạm thời, và có vẻ những cũng trút bỏ được những thứ vô hình đè nặng lên tâm trí của Tr.”

.

Những miếng giấy waxing ở dạng hổ phách mang ý nghĩa hữu hình hoá sự đau đớn, mong muốn trút bỏ những thứ xấu xí đeo bám nó, hữu hình lẫn vô hình, đồng thời lưu lại một dấu mốc trong hành trình của nhân vật Tr.. Nó không phải nhằm để nói một tiếng vấn lớn hay bảo vệ hay bác bỏ một quan niệm nào đó, chỉ đơn giản muốn kể một câu chuyện nhỏ, mang tiếng nói của muôn vàn các câu chuyện nhỏ khác ở nhiều đời sống khác nhau.

 

.

 

 “Once every summer, i always help Tr. on one thing: Waxing."

 

Simple as it seems, describing the repeatedly action of waxing body hair: spread - apply - strip!

 

This stereotype about the women from the old days, who would never tolerate any woman with visible and thick body hair. Even by natural selection, the male body hair is longer and thicker than the female. The fact that some women possess the “longer-than-normal” body hair is considered to be the least “feminine” quality over thousands of other standards put on them.

 

“For Tr. for me or any other women that were the object of all these body-shaming for being a female while bearing such “unfeminine” features according to the so-called “standard”.”

 

“With waxing, I particularly don’t care about it; because it’s never a discomfort thing for me, as Tr. said, I was luckier than her because my body hair color is lighter and isn’t clearly shown. I just don’t spare these “standards” any more of my attention. But with Tr., this body hair issue has always been the distress coming on to her. I agree to wax for her because with Tr. This makes her more confident, something she has lost ages ago. The waxing is painful, the hair after all is part of the body, how is it not painful when suddenly being ripped off from where it belongs, nevertheless it is determined to do waxing, as it’s worth it. The waxing for Tr. is the abandonment of the visible, even just temporary, and also seemed like the abandonment of the invisible weight on Tr.’s mind..”

 

All the wax strips in Amber forms carry a visible pain, the desire to let go of its hideous attachment, visible of invisible, at the same time leave a mark on Tr’s journey.. It’s not to make a big statement or protect or deny any idea, just simply telling a story; with a voice in many different daily stories in many different lives. 

© 2020 by MƠ HỎI MỞ

bottom of page